lịch sử ghi nhận những đóng góp quan trọng của hai triều lý - trần trong công cuộc kiện toàn cơ cấu hành chính và tổ chức quản lý ở các địa phương. Đó là biểu hiện của một thiết chế tập quyền đang trên đà phát triển, góp phần tạo nên những thành tựu rực rỡ của quốc gia Đại việt trong suốt các thế kỷ xi - xiv. với chủ trương “bản địa hóa” mô hình Đường - tống, hai triều lý - trẩn đã thiết lập cơ cấu hành chính và tổ chức quản lý các địa phương với nhiều sáng tạo, mang đặc trưng của việt nam. Đây chính là tiền để,bước chuẩn bị cần thiết cho công cuộc cải cách hành chính dưới thời hồ và lê sơ về sau. không những thế, những kinh nghiệm và bài học lịch sử từ xây dựng hệ thống hành chính và tổ chức quản lý các địa phương thời kỳ này, nhất là đối với các khu vực miền núi và biên giới, sẽ có những giá trị tham khảo hữu ích cho công cuộc xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước hiện nay. trên cơ sở bộ máy nhà nước trung ương ngày càng vững mạnh và kiểm soát tốt được các địa phương vùng châu thổ, hai triều lý -trần đã không ngừng tiến hành mở mang bờ cõi, khẳng định chủ quyền và tổ chức quản lý đối với các địa phương khu vực miền núi và ,miền biển. trong phạm vi lãnh thổ ngày càng được mở rộng,chính quyền thời lý - trần đã từng bước củng cố, kiện toàn cơ cấu hành chính các cấp ở địa phương theo hướng thống nhất, tập quyền. Đổng thời, dựa trên hiện trạng hiện hành chính đương thời, hai triều lý - trần đã tìm ra các phương thức tổ chức và quản lý phù hợp đối với từng khu vực lãnh thổ, từng địa phương. xét ở góc độ này có thể thấy rõ sự linh hoạt của các chính quyền trong thực thi quyền quản lý đối với từng khu vực địa lý - dân cư vốn có nhiều khác biệt.