Đổi mới giáo dục thực chất là đổi mới các thành tố của quá trình giáo dục. trước bối cảnh đầy biến động nhanh chóng của thực tiễn giáo dục, trong đó có giáo dục đại học, vai trò của người dạy, người học và người quản lý càng được nhấn mạnh trong tiến trình phát triển và thích ứng. dạy học ở đại học có nét đặc trưng khác biệt so với dạy học ở các cấp học khác, từ mục tiêu đến cách thức tổ chức và kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học. dạy học ở đại học cần thiết phải gắn chặt với thực tiễn lao động nghề nghiệp (cần chú trọng đầu ra). do đó, dạy học ở đại học phải dạy cho sinh viên cách tư duy, tư duy sư phạm, dạy cho họ các kỹ năng nghề nghiệp, mà cốt lõi là kỹ năng phát hiện và giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn giáo dục. về lý luận, dạy học được coi là một khoa học, đồng thời cũng là một nghệ thuật. nó đòi hỏi cao ở năng lực thực hiện của các chủ thể liên quan. về thực tiễn, ý thức được tầm quan trọng của chất lượng dạy học ở đại học, nhiều nghiên cứu về cấp học này đã được triển khai và đem lại hiệu quả nhất định. tuy nhiên, chúng tôi biên soạn cuốn sách này nhằm một lần nữa khẳng định bộ ba chủ thể quyết định đến chất lượng dạy học là: nhà quản lý, giảng viên và sinh viên. tiếp cận khoa học giáo dục và tâm lý trong biên soạn nội dung dạy học ở đại học cũng hướng đến khẳng định bộ ba quan hệ này. tuy nhiên, việc biên soạn cuốn sách này không thể tránh khỏi những thiếu sót. rất mong nhận được sự góp ý của bạn đọc.